Dịch vụ chuyển phát nhanh TNT
Ngày 24/7, Dịch vụ chuyển phát nhanh toàn cầu TNT chính thức triển khai dịch vụ cho thị trường nội địa Việt Nam, sau 10 năm có mặt. Trước đó, cả DHL, CargoItalia, Western Union đều công bố đầu tư lớn để mở rộng hoạt động tại thị trường hơn 80 triệu dân này.
Trao đổi với TS, Tổng giám đốc điều hành TNT Việt Nam Mark Van Den Assem không giấu tham vọng khai thác hết nhu cầu khách hàng là doanh nghiệp, thương nhân để chuyển giao hàng hóa với chất lượng cao. Hiện TNT Việt Nam đã triển khai “Mạng lưới đường bộ xuyên Á” ở giai đoạn 2, tức kết nối Việt Nam với 4 nước Đông Nam Á. Cuối năm nay, công ty phát chuyển nhanh này sẽ mở rộng mạng lưới vận chuyển sang Trung Quốc từ biên giới Đông bắc Việt Nam
Kế hoạch đầu tư 7 triệu euro vào Việt Nam trong vòng 4 năm kể từ 2007, Chuyển phát nhanh TNT trở thành công ty nước ngoài đầu tiên triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa. Lâu nay, thị trường chuyển phát nhanh trong nước gần như được độc chiếm bởi nhà cung cấp VNPT – Tập đoàn bưu chính viễn thông, mới đây là liên doanh giữa VNPT với DHL.
Đánh giá nhu cầu liên vận hàng hóa của doanh nghiệp giữa các nước trong khu vực sẽ tăng cao sau hội nhập WTO, TNT đầu tư vào Việt Nam nhằm mở ra “Mạng lưới đường bộ xuyên Á”, trong đó nối kết dịch vụ giao nhận giữa đất nước hình chữ S với Singapore, Malaysia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc.
Đây cũng là mô hình vận chuyển đường bộ châu Âu mà TNT đã từng thực hiện thành công.Trao đổi với TS, Tổng giám đốc điều hành TNT Việt Nam Mark Van Den Assem không giấu tham vọng khai thác hết nhu cầu khách hàng là doanh nghiệp, thương nhân để chuyển giao hàng hóa với chất lượng cao.
Hiện TNT Việt Nam đã triển khai “Mạng lưới đường bộ xuyên Á” ở giai đoạn 2, tức kết nối Việt Nam với 4 nước Đông Nam Á. Cuối năm nay, công ty phát chuyển nhanh này sẽ mở rộng mạng lưới vận chuyển sang Trung Quốc từ biên giới Đông bắc Việt Nam.
Dịch vụ chuyển phát nhanh FedEx
Tham gia thị trường giao nhận phát nhanh tại Việt Nam còn có hãng Fedex của Mỹ.
Tại Việt Nam, FedEx vào khá sớm và đón đầu cơ hội của họ. Năm 1994, ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, FedEx Express đã có mặt tại Việt Nam thông qua 2 hợp đồng đại lý với 2 đơn vị thành viên của VNPT là Bưu điện Thành phố Hà Nội và Bưu điện TPHCM.
Hiện tại, công ty này đang đứng thứ 2 ở Việt Nam về cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, với thị phần khoảng 35%.
Lúc đó, chuyển phát nhanh FedEx là công ty đầu tiên có các chuyến bay riêng vận chuyển hàng đến và đi từ Việt Nam .Và từ đó đến nay, công ty này đã góp phần vào nỗ lực của Việt Nam trở thành một thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Dịch vụ chuyển phát nhanh DHL
Mới đây, DHL Express cũng công bố đầu tư 14 triệu USD vào thị trường Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Tổng Giám đốc điều hành DHL Express khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Scott Price cho biết, nguồn kinh phí này sẽ được đầu tư nâng cấp và mở rộng cơ sở dịch vụ.
Trong đó bao gồm xây dựng ba trung tâm khai thác hàng hóa mới, hai gateways (cổng ra vào) và bốn điểm tập kết hàng hóa ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Chuyển phát nhanh DHL cũng sẽ mở rộng các hoạt động trực tiếp với những khu công nghiệp chủ chốt tại các thành phố như Đà Nẵng, Cần Thơ và Vũng Tàu, phát triển đoàn xe vận chuyển lên 100 chiếc và sử dụng chuyên cơ vận tải hàng hóa với trọng tải 22 tấn.
So với các đối thủ khác cùng ngành, DHL là công ty giao nhận nước ngoài nhanh chân khai thác thị trường nội địa nhất kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO hồi tháng 1, bằng cách lập tức liên doanh với Tập đoàn VNPT.
Sau công bố tăng đầu tư của DHL, đến lượt Hãng chuyển phát nhanh quốc tế Cargo Italia tuyên bố chính thức bước chân vào thị trường giao nhận vận tải bằng đường hàng không tại Việt Nam. Mục tiêu công ty chuyên về giao nhận của Italia này nhắm đến là dùng Việt Nam làm một mắc xích cho mối liên kết giữa các thị trường Italia, Bắc Mỹ, Ấn Độ và vùng Viễn Đông.
Dịch vụ chuyển phát nhanh rộng mở sau WTO
Theo cam kết WTO, tại thời điểm gia nhập Việt Nam sẽ mở cửa thị trường chuyển phát nhanh bằng cách cho phép nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước với phần vốn góp 51%. Song hoạt động chỉ thực hiện đầy đủ trong vòng 5-7 năm tiếp theo.
Trước mắt sau 2 năm trở thành thành viên chính thức WTO, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn 49% trong liên doanh để kinh doanh giao nhận, dịch vụ hỗ trợ ngành vận tải…
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Western Union – “chuyên gia” về chuyển tiền nhanh, bà Christina Gold đến TP HCM hồi tháng 5, đánh giá Việt Nam là thành viên WTO sẽ đẩy mạnh sự trao đổi, hợp tác với các nền kinh tế trên thế giới, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Western Union đã có mặt tại Việt Nam từ 1994, và tính đến nay đã tạo ra một hệ thống hơn 3.300 điểm chi trả trên khắp các tỉnh thành. Nhà cung cấp dịch vụ này cho rằng, sắp tới nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam tăng cao là một thị trường lớn cho Western Union khai thác.
Trong khi đó, DHL Việt Nam tự nhận đang chiếm 40% thị trường phát chuyển nhanh tại Việt Nam và cạnh tranh dịch vụ chuyển phát nhanh trong thời gian tới sẽ rất khốc liệt. “DHL đầu tư bây giờ là để tạo nền tảng cho những năm sau, khi nhiều công ty trong và ngoài nước khác tham gia nhiều hơn vào thị trường giao nhận”, ông Scott Price cho biết.
Liên doanh với Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam được Tổng giám đốc điều hành DHL Express xem là lợi thế đáng kể của nhà cung cấp dịch vụ giao nhận này hiện tại và cả tương lai.